Sáng ngày 20/02/2019, TS. Irma Kunnari - Trưởng Dự án và TS. Katja Maetoloa - Trợ lý của Dự án EMVITET đã đến thăm và làm việc tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật. Tham gia tiếp và làm việc với Đoàn có PGS.TS. Võ Trung Hùng - Phó Hiệu trưởng, TS. Nguyễn Linh Nam - Trưởng Khoa Điện - Điện tử, TS. Huỳnh Thị Diễm Uyên - Trưởng Khoa Hoá, ThS. Nguyễn Tấn Hoà - Phó trưởng Phòng Công tác sinh viên, ThS. Huỳnh Nhật Nam - Phó trưởng Phòng Đào tạo và một số giảng viên khác.
Sáng ngày 20/02/2019, TS. Irma Kunnari - Trưởng Dự án và TS. Katja Maetoloa
- Trợ lý của Dự án EMVITET đã đến thăm và làm việc tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật. Tham gia tiếp và làm việc với Đoàn có PGS.TS. Võ Trung Hùng - Phó Hiệu
trưởng, TS. Nguyễn Linh Nam - Trưởng Khoa Điện - Điện tử, TS. Huỳnh Thị Diễm
Uyên - Trưởng Khoa Hoá, ThS. Nguyễn Tấn Hoà - Phó trưởng Phòng Công tác sinh
viên, ThS. Huỳnh Nhật Nam - Phó trưởng Phòng Đào tạo và một số giảng viên khác.
EMVITET (Empowering Vietnamese VET Teachers for Transformation towards
Education 4.0 - Tăng cường năng lực cho giảng viên Việt Nam hướng đến giáo dục
4.0) là một dự án tăng cường năng lực thuộc chương trình Erasmus+ được tài trợ
bởi Cộng đồng châu Âu. Tham gia dự án này có: Hameen Ammaaikorkeakoulu Oy (Phần
Lan, Trưởng Dự án), Dublin City University (Irelen), Katholieke University
Leuven (Bỉ), Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, Đại học Lạc Hồng, Cao đẳng Công
Thương TP HCM, Cao đẳng Công nghiệp Huế và Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng.
Mục đích chính của Dự án EMVITET gồm:
- tạo ra hệ sinh thái học tập mới cho Giáo dục 4.0 tại Việt Nam, dựa trên
phương pháp học tập lấy sinh viên làm trung tâm, giáo dục dựa trên năng lực, hợp
tác/kết nối mạng trong môi trường kỹ thuật số và chia sẻ kiến thức thông qua cộng
đồng thực hành;
- thay đổi tư duy và hình thành mô hình vận hành mạng lưới kết nối các đại
học Việt Nam để đáp ứng với nhu cầu Giáo dục 4.0;
- thay đổi tư duy của người dạy, người học và các bên liên quan nhằm tạo ra
một cách vận hành mới dựa trên sự cộng tác sâu rộng và chặt chẽ của cả hệ sinh
thái giáo dục;
- thay đổi các cấu trúc giáo dục (chương trình giảng dạy, quy trình, quản
lý) nhằm gia tăng những hỗ trợ cần thiết để khắc phục những thách thức.
Dự án sẽ đào tạo cho khoảng 50 cán bộ/giảng viên cho mỗi trường ở Việt Nam
về các vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy và xây dựng hệ sinh thái giáo dục.
Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật sẽ được cử 10 giảng viên tham gia
khoá đào tạo 3 tuần tại Phần Lan và Bỉ.
Trong buổi họp, Ban quản lý dự án đã giới thiệu các thông tin về dự án và kế
hoạch triển khai trong 3 năm đến. Các đại biểu dự họp đã thảo luận về các nội
dung liên quan đến dự án và các giải phái pháp để dự án mang lại hiệu quả tốt
nhất có thể.

Toàn cảnh buổi làm việc

Hai bên tặng quà lưu niệm

Các đại biểu dự họp chụp hình lưu niệm