TT
|
Tên đề tài
|
GVHD
|
Sinh viên
thực hiện
|
Mục tiêu chính
|
Ghi chú
|
1
|
Nghiên cứu tổng hợp gốm Cordierit từ cao lanh Hiệp Tiến bằng
phương pháp nung thiêu kết truyền thống
|
ThS. Nguyễn Thị Trung Chinh
|
Lưu Thị Phương Thanh
|
Gốm cordierit được tổng hợp từ các nguyên liệu tự
nhiên là cao lanh, tacl và bột nhôm hydroxit bằng phương pháp nung thiêu kết
truyền thống theo tỷ lệ hợp thức (2MgO.2Al2O3.5SiO2).
Nguyên liệu được sàng lọc để loại bỏ các hạt có kích thước lớn cho thành phần
đồng nhất. Khảo sát các giá trị nhiệt độ nung 1000oC, 1100oC,
1200oC, 1240oC, 1245oC thì mẫu sau khi nung
ở 1240oC được phân tích XRD có mức thiêu kết tốt, thành phần pha
tinh thể chủ yếu là cordierit đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
|
|
2
|
Nghiên cứu sự hấp thụ Nitơ và Photpho của Chlorella vulgaris
trên môi trường nước thải thủy sản
|
TS. Nguyễn Thị Đông Phương
|
1.Trương Thị Thuyền
2.Nguyễn Thị Thanh Thân
|
Chlorella vulgaris (C.V) là loài vi tảo có khả năng sống sót
trong môi trường nước thải cao bởi tốc độ sinh trưởng, năng suất sinh khối
cao và dễ nuôi trồng. Đặc điểm quan trọng là Chlorella vulgaris có khả năng
hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng nitơ và photpho có trong nước thải. Chính vì
vậy, với đinh hướng của đề tài là tận dụng nguốn nước thải thủy sản làm môi
trường để nuôi vi tảo Chlorella vulgaris. Đề tài được thực hiện trên những
thí nghiệm nghiên cứu sự tăng trưởng của Chlorella vulgaris trên môi trường
gốc, tiếp đến trên môi trường nước thải, kiểm tra các thông số nitơ và photpho
trước và sau khi nuôi tảo. Kết quả chỉ ra cho thấy lượng nitơ, photpho trong
nước thải giảm đến 90%; 97,61% tương ứng.
|
|
3
|
Nghiên cứu sự loại thải các chất dinh dưỡng từ môi trường nước
thải thủy sản của Chlorella vulgaris
|
TS. Nguyễn Thị Đông Phương
|
1.Lê Hoài Diệu Tâm
2.Nguyễn Thị Kiều Oanh
3.Nguyễn Thị Thu Lành
|
Qua thực nghiệm đã được nghiên cứu thử nghiệm trên
môi trường gốc rồi tiếp đến môi trường nước thải thủy sản cho thấy vi tảo Chlorella vulgaris sống sót được trên
môi trường nước thải này. Qua số liệu thu thập trong suốt thời gian nuôi thử
nghiệm cho thấy hai chỉ tiêu là BOD và COD sau nuôi đã giảm khoảng 80% so với
trong nước thải chứa tảo ban đầu.
|
|
4
|
Nghiên cứu khả năng xử lý hỗn hợp nước thải sinh hoạt và nước
thải phòng thí nghiệm giữa hai giống cỏ vectiver có nguồn gốc từ Úc và Thái
Lan bằng mô hình đất ngập nước nhân tạo
|
TS. Trần Minh Thảo
|
Lê Thị Hòa
|
Hiện nay, môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm
trọng bởi nguồn nước thải sinh hoạt hằng ngày của con người và nước thải từ
các quá trình sản xuất công nghiệp. Nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng tăng
cao, đòi hỏi tìm ra những phương pháp xử lý nước thải đạt hiệu quả cao, mà
còn tiết kiệm được chi phí đầu tư và thân thiện với môi trường.
Một vai trò hết sức quan trọng của đất ngập nước đó là khả năng xử lý ô
nhiễm, mà đặc biệt là ô nhiễm chất hữu cơ. Khi sử dụng mô hình đất ngập nước
kết hợp với các loài thực vật thủy sinh, trong đó có loài cỏ vetiver thì
mang lại hiệu quả cao trong việc xử lý nước thải. Nghiên cứu sau đây sẽ chỉ
ra hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt giữa hai giống cỏ vectiver có nguồn
gốc từ Úc và Thái Lan bằng mô hình đất ngập nước nhân tạo. Nguồn nước thải
sử dụng trong nghiên cứu là nước thải sinh hoạt nhân tạo. Hiệu quả xử lý
nước thải được đánh giá rõ thông qua các thông số nghiên cứu: BOD, COD, TN,
TP. |
|
5
|
Nghiên cứu khả năng xử lý hỗn hợp nước thải phòng thí nghiệm và
nước thải sinh hoạt của cỏ vectiver trên mô hình Wetland
|
TS. Trần Minh Thảo
|
1.Nguyễn Phúc Nhật
2.Hoàng Thùy Phương Quỳnh
|
Nước đang bị nhiễm bẩn bởi nước thải từ quá trình
sinh hoạt và quá trình sản xuất công nghiệp. Nước sạch đang trở nên ngày càng
khan hiếm, đòi hỏi việc xử lý nước thải phải được thực hiện tốt. Những phương
pháp xử lý nước thải hiện tại có giá thành đắt đỏ và đòi hỏi trình độ cao của
người vận hành.
Mô hình Wetland được phát triển lần đầu tiên cho
việc bảo tồn đất và nước. Khi sử dụng cỏ vetiver làm thực vật thủy sinh thì
mô hình này đạt hiệu quả cao trong việc xử lý nước thải. Nghiên cứu này chỉ
ra hiệu quả của hai mô hình – Wetland truyền thống và Wetland nổi trong việc
xử lý nước thải sinh hoạt. Thông
số nghiên cứu bao gồm: BOD, COD, TN, TP. Nước thải sử dụng trong nghiên cứu này là nước
thải mô phỏng nước thải sinh hoạt, sử dụng đồng thời cho hai hệ thống Wetland
truyền thống và Wetland nổi. Kết quả cho thấy rằng cỏ Wetland truyền thống và
Wetland nổi với cỏ vetiver thực hiện tốt việc xử lý nước thải, hiệu quả xử lý
lên tới 50%.
|
|
6
|
Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải thủy sản trên mô hình kỵ khí
ABBR
|
TS. Trần Minh Thảo
|
1.Nguyễn Thị Thúy Nga
2.Lê Kim Nhật
|
ABBR là công nghệ phản ứng kỵ khí dạng vách ngăn
với dòng chảy hướng lên, giúp nước thải chuyển động lên xuống. Quá trình xử
lý dựa vào hoạt động của vi sinh vật kỵ khí loại bỏ các chất lơ lửng và hòa
tan trong nước. Đây là một công nghệ mới với nhiều ưu điểm nổi trội, xử lý
được nhiều loại nước thải với hiệu quả cao.
|
|
7
|
Nghiên cứu quy trình chiết tách pectin từ lá sương sâm
|
NCS. Ngô Thị Minh Phương
|
1. Phạm Duy Phúc
2. Trần Thị Vui
|
Xác định được một số thành phần hóa học của lá
sương sâm như nước, protein, đường khử, cellulose và pectin. Sau đó xây dựng
được quy trình chiết tách pectin từ lá sương sâm bằng axit citric.
|
|
8
|
Tối ưu hóa quy trình chiết tách từ vỏ bưởi
|
NCS. Ngô Thị Minh Phương
|
1. Lê Thị Thu Thủy
2. Hoàng Thị Thu Hà
|
Khảo sát các thông số ảnh hưởng đến quá trình
chiết tách pectin như dung môi, nồng độ axit citric và thời gian để tìm ra
điều kiện tối ưu nhất của quá trình chiết tách từ vỏ bưởi.
|
|
9
|
Nghiên cứu quy trình sản xuất mứt nha đam
|
ThS. Trần Thị Ngọc Linh
|
1. Phạm Thị Thanh Hương
2. Đặng Thị Minh Hòa
|
Với mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá
trị kinh tế của nha đam và đặc biệt tạo ra sản phẩm chức năng. Nghiên cứu các
thông số của quá trình ngâm muối và chần để loại bỏ chất đắng, nhớt để có sản
phẩm mứt hoàn thiện nhất. Trong thời gian nghiên cứu, sản phẩm được bảo quản
ở điều kiện thường, không bổ sung chất bảo quản, vẫn giữ được cấu trúc ban
đầu và chất lượng sản phẩm tốt.
|
|
10
|
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước Atiso
|
ThS. Trần Thị Ngọc Linh
|
1. Lê Thị Lan
2. Nguyễn Thị Anh
|
Nghiên cứu các thông số ảnh hưởng đến quá trình
trích ly cynarin, xác định hàm lượng đường trong syrup đường, khảo sát hàm
lượng axit citric, tỷ lệ nguyên liệu và syrup đường. Chất lượng sản phẩm được
đánh giá có vị phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và được đánh giá cao.
|
|
11
|
Nghiên cứu quy trình sản xuất sữa đậu nành có bổ sung ngũ cốc
|
ThS. Trần Thị Ngọc Thư
|
1. Hoàng Thị Nga
2. Văn Thị Quỳnh
3. Trần Thị Thanh Hà
|
Việc bổ sung ngũ cốc như gạo lức, đậu đỏ, đậu
xanh, mè đen... sẽ tạo nên sản phẩm mới, đa dạng về mặt cảm quan cho riêng
đối với mặt hàng sữa đậu nành, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng và đặc biệt
gia tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm. Tiến hành khảo sát thời gian ngâm
đậu, tỷ lệ phối chế giữa đậu nành và ngũ cốc, khảo sát tỷ lệ phụ gia bổ sung
vào sản phẩm để xem thời gian bảo quản, khảo sát nhiệt độ và thời gian thanh
trùng.
|
|
12
|
Nghiên cứu quy trình sản xuất sữa chua đậu nành có bổ sung thạch
sương sâm và nha đam
|
ThS. Trần Thị Ngọc Thư
|
1. Phạm Xuân Khẩn
2. Lê Thị Thảo
|
Mục đích lên men sữa đậu nành nhằm đa dạng hóa sản
phẩm sữa chua và bổ sung thêm thạch nha đam và sương sâm làm tăng giá trị cảm
quan và dinh dưỡng cho sản phẩm. Kết quả xác định được nồng độ dịch sữa, hàm
lượng đường, thời gian lên men. Kết quả cho thấy sản phẩm sữa chua đậu nành
có mùi thơm tự nhiên của đậu nành kết hợp hài hòa với mùi vị sản phẩm lên
men. Sản phẩm sữa chua đậu nành bổ sung thạch nha đam và sương sâm đạt các
chỉ tiêu hóa lý và cảm quan của sản phẩm sữa chua theo TCVN 7030:2002, thời
gian bảo quản là 6 ngày.
|
|