Sidebar

Đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp cơ sở của Giảng viên năm 2016

DANH MỤC ĐỀ TÀI KH&CN CẤP CƠ SỞ NĂM 2016


TT

Tên đề tài

Chủ nhiệm

Tính cấp thiết

Mục tiêu và nội dung chính

1.       

Nghiên cứu chế tạo lưỡi cắt kim loại trên cơ sở nhựa nền Phenol formaldehyde-Rezolic tan trong cồn

ThS. Mai Thị Phương Chi

Hiện nay ở nước ta, nhu cầu sử dụng lưỡi cắt kim loại ngày càng gia tăng nhưng phần lớn chúng lại được nhập khẩu từ nước ngoài với giá bán tương đối cao.

Do vậy, việc nghiên cứu chế tạo lưỡi cắt kim loại chất lượng cao, giá thành thấp là một đòi hỏi cấp thiết.

Mục tiêu:

- Đưa ra được quy trình tổng hợp nhựa với thời gian tổng hợp tối ưu.

- Đưa ra được quy trình gia công lưỡi cắt.

- Xác định được điều kiện gia công (nhiệt độ ép, thời gian ép, tỉ lệ bột mài /nhựa) tối ưu.

Nội dung chính:

- Khảo sát ảnh hưởng của thời gian tổng hợp nhựa đến độ mài mòn của lưỡi cắt.

- Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ ép và thời gian ép đến độ mài mòn của lưỡi cắt.

- Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ bột mài /nhựa đến độ mài mòn của lưỡi cắt.

2.       

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp đông tụ bởi chitosan và phương pháp ozone hóa

 

ThS. Huỳnh Thị Ngọc Châu         

Chitosan có nhiều tính năng nổi trội trong việc loại bỏ hiệu quả các tạp chất rắn lơ lửng và các hạt chất keo nhưng vẫn giữ được các chất dinh dưỡng trong nước thải sau xử lý. Việc giữ lại các chất dinh dưỡng trong nước thải nhằm mục đích tái sử dụng nước sau xử lý cho tưới tiêu hoặc nuôi tảo. Tuy nhiên khả năng loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan trong nước của chitosan còn hạn chế nên việc áp dụng phương pháp ozone hóa sau bước xử lý bằng phương pháp đông tụ với mong muốn loại bỏ các chất hữu cơ vi lượng và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt hơn về chất lượng nước thải sau xử lý.

Do đó, trong đề tài này, việc áp dụng quá trình xử lý kết hợp đông tụ bằng chitosan và ozone hóa được nghiên cứu không chỉ là phương pháp xử lý hiệu quả nước thải sinh hoạt mà còn nhằm mục đích tái sử dụng nước thải.

 

Mục tiêu:

- Khảo sát hiệu quả của chitosan-chất đông tụ thay thế cho chất đông tụ truyền thống là PAC trong xử lý nước thải sinh hoạt

- Khảo sát hiệu quả xử lý  kết hợp phương pháp đông tụ và phương pháp ozone hóa.

Nội dung chính:

- Xác định các điều kiện tối ưu cho quá trình đông tụ bằng chitosan và PAC trong nước thải thô

- Xác định các điều kiện tối ưu cho quá trình đông tụ bằng chitosan và PAC trong nước thải sau bể lắng 1.

- Xác định hiệu quả xử lý của chitosan trong nước thải sinh hoạt theo thời gian.

- Khảo sát hiệu quả xử lý của ozone.

3.       

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây cỏ Vetiver trong môi trường nước rỉ rác.

KS. Đinh Thị Mỹ Hương

Hiện nay, lượng nước rỉ rác thải ra hằng ngày ở các bãi chôn lấp là rất lớn, gây khó khăn cho việc xử lý cũng như gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực bãi chôn lấp, đặc biệt là gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và hậu quả là ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Chính vì thế mà vấn đề xử lý nước rỉ rác ở các bãi chôn lấp cũng phần nào trở nên vô cùng cấp thiết. Có nhiều phương pháp để xử lý ô nhiễm do nước rỉ rác gây ra như: hóa học, hóa lý, sinh học – hiếu khí, sinh học kị khí… nhưng các phương pháp này đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, kỹ thuật và công nghệ phức tạp.

   Nên vấn đề đặt ra là chọn một phương pháp nào đó để kết hợp với cỏ vetiver làm tăng hiệu suất xử lý là rất cần thiết.

 

-Xác định được khả năng sinh trưởng của cỏ Vetiver khi được trồng trong môi trường nước rỉ rác,

-Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cỏ Vetiver, như các yếu tố về điều kiện tự nhiên và các yếu tố về thành phần, tính chất của nước rỉ rác.

-Đánh giá khả năng xử lý nước rỉ rác của cỏ Vetiver.

 

4.       

Nghiên cứu sản xuất phân bón (N, P)  từ chất thải giàu dinh dưỡng

ThS. Phạm Phú Song Toàn

Chất thải giàu dinh dưỡng ở Việt Nam được đổ bỏ và xử lý một cách lãng phí trong khi đó nguồn phân bón hữu cơ lại nhập khẩu với một lượng lớn. Vì thế, việc tái chế chất thải giàu  dinh dưỡng sử dụng như phân bọn trở thành một nhu cầu tất yếu của xã hội về phát triển bền vững và ứng dụng hiệu quả cho nông nghiệp xanh.

Mục tiêu:

-       Thiết kế, xây dựng mô hình sản xuất phân bón từ chất thải giàu dinh dưỡng.

-       Đưa ra được công thức sản xuất và quy trình vận hành hệ thống.

-       Đánh giá hiệu quả sử dụng sản phẩm phân bón vào mô hình nông nghiệp xanh đô thị.

Nội dung chính:

-       Đánh giá tiềm năng thu hồi, tái chế chất thải hữu cơ giàu dinh dưỡng của TP. Đà Nẵng

-       Thiết kế và xây dựng mô hình sản xuất phân bón bằng vật liệu thủy tinh, trong suốt

-       Vận hành mô hình để tìm ra công thức sản xuất tối ưu

-       Vận hành mô hình để tìm ra các thông số hoạt động tối ưu

-       Phân tích và đánh giá chất lượng sản phẩm với phân bón trên thị trường

-       Ứng dụng sản phẩm vào mô hình nông nghiệp xanh đô thị để đánh giá hiệu quả của sản phẩm với nông nghiệp.

 

5.       

Stress “oxi hóa” và quá trình đáp ứng ở cây lúa với Cadmium trong hệ thống thủy canh

ThS. Trần Thị Kim Hồng

      Cadmium (Cd) là một kim loại nặng, có độc tính cao gây nguy hiểm cho người, động vật và thực vật khi tiếp cận với nguồn nhiễm Cd. Lúa là cây lương thực chính cho dân Châu Á. Hiện nay, tình trạng diện tích đất nông nghiệp trồng lúa bị nhiễm kim loại nặng Cd tăng lên, hạt lúa thu hoạch từ những vùng này có chứa một lượng Cd gây hại cho người tiêu thụ. Chính vì thế, nghiên cứu này nhằm làm góp phần hiểu biết về cơ chế đáp ứng của thực vật đối với Cd, cũng như đóng góp với chiến lược giảm thiểu độc hại Cd đối với sức khỏe con người cũng như kinh tế nông nghiệp.

 

     Mục tiêu:

     Phân tích các enzyme kháng oxy hóa và một số hợp chất kháng oxy hóa khác trong lúa trong môi trường có chứa Cd để xác định cơ chế phân tử trong quá trình đáp ứng của cây lúa đối với Cd.

     Nội dung chính:

-         Khảo sát ảnh hưởng của Cd đến sự sản sinh các gốc tự do ROS trong cây lúa.

-         Khảo sát ảnh hưởng Cd đến các enzyme kháng oxy hóa (Catalase CAT, superoxide dismutase SOD, peroxidase POD, glutathione reductase GR và ascorbate peroxidase APOX) trong cây lúa.

-         Khảo sát ảnh hưởng của Cd đến hàm lượng proline, glutathione trong cây lúa.

Các bài khác...