Sidebar

UD-UTE: Phát triển và nhân rộng mô hình giáo dục STEM tại các trường THCS, THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Nhận thấy khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học là nhóm ngành được ưu tiên phát triển trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, những năm gần đây, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng đã không ngừng phát triển và nhân rộng mô hình giáo dục STEM tại các trường trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, góp phần bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho nhóm ngành ngày trong tương lai.

Nhận thấy khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học là nhóm ngành được ưu tiên phát triển trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, những năm gần đây, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng đã không ngừng phát triển và nhân rộng mô hình giáo dục STEM tại các trường trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, góp phần bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho nhóm ngành ngày trong tương lai.
Từ năm 2024-2025, nhà trường đã liên tục tổ chức nhiều chương trình tập huấn, trải nghiệm giáo dục STEM cho học sinh các Trường THCS Lê Hồng Phong; Trường THCS Đặng Thai Mai; Trường THCS Nguyễn Lương Bằng; Trường THPT Nguyễn Văn Thoại; Trường THPT Ngô Quyền…
Tại đây, học sinh được tiếp cận với các khái niệm cơ bản của giáo dục STEM; tìm hiểu về những ứng dụng của STEM trong thực tiễn; trải nghiệm các mô hình STEM liên quan đến khoa học kỹ thuật công nghệ.
Thông qua hoạt động tham quan khuôn viên Trường và các phòng thực hành, xưởng chế tạo, phòng thí nghiệm… học sinh đã có cơ hội hiểu hơn về các ngành đào tạo tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật nói riêng cũng như các ngành liên quan đến khoa học kỹ thuật công nghệ nói chung, góp phần giúp học sinh có kế hoạch học tập đúng đắn ngay từ bây giờ và định hướng nghề nghiệp cho tương lai.

1.JPG

Học sinh Trường THCS Lê Hồng Phong tham quan xưởng đào tạo thực hành

Dưới sự hướng dẫn của giảng viên nhà trường, học sinh được trực tiếp thực hành trên một số thiết bị như: máy CNC; máy khắc laser; máy ép chén dĩa từ vật liệu thân thiện với môi trường…

2.JPG

Học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Thoại tìm hiểu và trải nghiệm máy CNC

3.JPG

Học sinh Trường THPT Ngô Quyền tìm hiểu các thiết bị đo tại xưởng Điện

4.jpg

Học sinh Trường THCS Nguyễn Lương Bằng trải nghiệm các sản phẩm nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Kỹ thuật Xây dựng

Bên cạnh đó, để khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật, nhà trường đã phối hợp với các trường THCS tổ chức Cuộc thi Thiết kế bánh xe mơ ước trong khuôn khổ “Ngày hội STEM - Khơi nguồn sáng tạo”, Cuộc thi Đường đua tương lai trong khuôn khổ “Ngày hội giáo dục STEM - Sáng tạo không giới hạn”… Các mô hình xe điều khiển không dây sử dụng trong Cuộc thi là sản phẩm mà các học sinh đã tự tay thiết kế trong quá trình tập huấn tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật.

5.JPG

Học sinh Trường THCS Lê Hồng Phong thực hành thiết kế mô hình xe điều khiển không dây
 
6.jpg

Học sinh tham gia Cuộc thi Đường đua tương lai tại Trường THCS Đặng Thai Mai

7.jpg

Học sinh các Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Trường THPT Phan Châu Trinh, Trường THPT Trần Phú... tham gia Cuộc thi “Sáng tạo kết cấu - CED 2025” tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật

TS. Nguyễn Linh Nam - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật đã và đang tích cực triển khai các kế hoạch liên quan đến giáo dục STEM nhằm khơi dậy niềm đam mê với khoa học kỹ thuật công nghệ cho các học sinh ngay từ bậc học THCS, THPT, giúp các em có định hướng phù hợp trong việc lựa chọn các ngành học thuộc lình vực STEM trong tương lai”.
Với nhiều phản hồi tích cực từ các giáo viên và học sinh tham gia, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng đã thể hiện được năng lực của mình trong việc đào tạo STEM cho học sinh các khối cấp II, III; góp phần hỗ trợ các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động giáo dục khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học; là cơ sở để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức.

TRUNG TÂM HỌC LIỆU VÀ TRUYỀN THÔNG

Các bài khác...