Qua hơn 5 năm thực
hiện đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Cao đẳng Công nghệ, chúng
ta đã thu được những kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn còn những hạn
chế cần phải có sự đồng tâm nỗ lực rất lớn của tập thể lãnh đạo, CBVC và
giảng viên, giáo viên của Nhà trường để khắc phục.
I. Đánh giá tình
hình thực hiện
1. Những kết quả
đạt được:
-
Chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ đã được triển khai
triệt để từ năm 2006 và có 3 khóa học tốt nghiệp, chương trình đào tạo
có sự cải tiến đáng kể ở tất cả các ngành, kiến thức được cấu trúc thành
dạng mô đun, có tính đến sự liên thông giữa các ngành, các trình độ đào
tạo, các học phần thực hành, thí nghiệm, đồ án, … được lượng hóa, số
lượng các học phần tự chọn được bổ sung.
-
Chương trình đào tạo được xây dựng hợp lý và phù hợp với hình
thức đào tạo tín chỉ, tạo điều kiện cho sinh viên chủ động xác định cho
mình kế hoạch học tập riêng.
-
Phương pháp giảng dạy đã có sự thay đổi rõ rệt theo nguyên tắc
giảm số giờ lý thuyết trên lớp nhưng vẫn đảm bảo khối lượng và nội dung
các học phần. Tổ Khảo thí đã được thành lập và hoạt động có hiệu quả.
-
Cơ sở vật chất, từ phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực tập,
thư viện... đến trang thiết bị phục vụ đào tạo, nghiên cứu ngày càng
được đầu tư nhiều. Hệ thống thông tin và hạ tầng mạng của Trường CĐCN
đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình đào tạo và hoạt động của
nhà trường qua mạng, cung cấp thông tin sinh viên, tổ chức đăng ký học,
... đáp ứng được yêu cầu của đào tạo theo tín chỉ.
-
Đội ngũ cán bộ trẻ được tuyển dụng thường xuyên và có năng lực,
rất năng động, sáng tạo, là nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển
bền vững của Nhà trường sau này.
-
Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi tăng lên so với đào tạo
theo hệ thống niên chế. Đặc biệt nhờ tính linh hoạt, mềm dẻo của hệ
thống tín chỉ nên đã có nhiều sinh viên tốt nghiệp sớm 01 học kỳ.
-
Có phần mềm quản lý đào tạo hoạt động có hiệu quả.
-
Các phong trào Đoàn, Hội, câu lạc bộ sinh viên được tổ chức dưới
nhiều hình thức phong phú phù hợp với hình thức đào tạo theo học chế tín
chỉ tại trường.
2. Hạn chế, tồn
tại
-
Số lượng giảng viên, hệ thống thư viện, giảng đường, phòng học,
phòng thí nghiệm của trường vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được đầy đủ
nhu cầu học tập của sinh viên do đó việc sắp xếp lịch giảng dạy còn khó
khăn và ít có cơ hội cho sinh viên chọn thầy, chọn lịch học tập theo yêu
cầu.
-
Quy chế, Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về công tác
quản lý học, sinh sinh viên chưa thật phù hợp với thực tế ở các trường
đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
-
Một số giảng viên chưa dành nhiều thời gian cần thiết để chuẩn bị
giáo án, tiếp xúc hướng dẫn với sinh viên và nghiên cứu thay đổi phương
pháp giảng dạy...
-
Tính tích cực tự học của sinh viên chưa đáp ứng được yêu cầu của
đào tạo theo học chế tín chỉ, nhiều sinh viên còn có thái độ học tập thụ
động, đối phó, thiếu tự giác, chưa có thói quen chuẩn bị bài trước khi
lên lớp, ít chịu đọc tài liệu tham khảo mà chỉ bó gọn trong giáo trình
và bài giảng của giáo viên.
Thực
hiện Nghị quyết số 164-NQCĐ/ĐU, ngày 8.01.2012 của Đảng ủy Đại học Đà
Nẵng, để tiếp tục thực hiện tốt việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong
tình hình mới của ĐHĐN nói chung và Trường Cao đẳng Công nghệ nói riêng,
Đảng ủy và Ban Giám hiệu Nhà Trường xây dựng chương
trình hành động thực hiện Nghị quyết như sau:
II. Quan điểm chỉ đạo
Đảng ủy
Trường CĐCN thường xuyên chỉ đạo công tác kiểm tra, theo dõi quá trình
tổ chức triển khai đào tạo tín chỉ và đã tổ chức nhiều Hội thảo, chuyên
đề để đánh giá và rút kinh nghiệm nhằm
hoàn thiện phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường. Thời
gian tới cần quán triệt những quan điểm chỉ đạo sau:
-
Tiếp tục tổng kết thực tiễn để hoàn thiện phương thức đào tạo
theo tín chỉ.
-
Nghiên cứu các biện pháp thích hợp để khắc phục những mặt còn hạn
chế đã bộ lộ trong quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ.
-
Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện quy trình kiểm tra - đánh giá
kết quả học tập phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ.
-
Tập trung nghiên cứu đổi mới mô hình hoạt động của Đoàn thanh
niên và Hội sinh viên cho phù hợp với điều kiện đào tạo theo tín chỉ.
III. Các giải pháp thực hiện
1.
Thực hiện quán triệt và phổ biến đến từng cán bộ, giảng viên và
sinh viên để thống nhất và nâng cao nhận thức về sự cần
thiết của việc đào tạo theo học chế tín chỉ.
2.
Tiếp tục hoàn thiện những điều kiện cần thiết để phát huy tối đa
quyền chủ động của sinh viên trong quá trình học tập, góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo. Cụ thể tập trung triển khai và hoàn thiện các công
việc sau :
-
Hoàn thiện trang webCT để sinh viên đăng ký học tập một cách hợp
lý, phát huy tính chủ động của sinh viên trong việc đăng ký học theo
năng lực và theo điều kiện của cá nhân. Đồng thời để mọi thành viên tham
gia giảng dạy trao đổi thông tin với sinh viên về mọi vấn đề liên quan
đến quá trình học tập.
-
Tiếp tục hoàn thiện chương trình đào tạo 105 tín chỉ đáp ứng yêu
cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
-
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy –
học và nghiên cứu của giảng viên và HSSV theo hướng hiện đại.
-
Khoa cần phân công giảng viên và chỉ đạo làm tốt hơn nữa vai trò
của cố vấn học tập.
3.
Về vai trò, nhiệm vụ của người giảng viên trong đào tạo tín chỉ
Người giảng viên phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên
môn, biên soạn giáo trình và tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy cho
phù hợp với phương thức đào tạo mới, nhất là phát huy vai trò cố vấn,
hướng dẫn cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu.
4.
Đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo theo hướng
kết hợp chặt chẽ giữa việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý đào tạo
với việc xác lập cơ chế quản lý phù hợp với mô hình đào tạo tín chỉ.
5.
Tăng cường đổi mới công tác quản lý sinh viên
Trong phương thức đào tạo tín chỉ cần phát huy hơn nữa vai trò của các
bộ phận quản lý học sinh, sinh viên. Cụ thể :
-
Phòng công tác HSSV cần làm tốt vai trò tham mưu cho Ban Giám
hiệu Nhà trường trong việc quản lý sinh viên, học sinh;
-
Cần có sự phối hợp giữa bộ phận quản lý sinh viên với các tổ chức
Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên trong việc tổ chức sinh hoạt cho sinh
viên học sinh như tạo điều kiện cho việc tổ chức sinh hoạt chi đoàn, các
câu lạc bộ, đội nhóm một cách chính thức và lành mạnh;
-
Nghiên cứu đề xuất các chế độ về điểm thưởng và các chế độ ưu
tiên khác cho đội ngũ làm công tác đoàn các cấp, nhất là cán bộ đoàn là
sinh viên;
-
Đảng ủy, Ban giám hiệu chỉ đạo các Khoa, chi bộ cần quan tâm hơn
nữa đến công tác sinh viên trong tình hình mới như quan tâm đến việc cử
giảng viên trẻ làm cán bộ đoàn, ưu tiên kinh phí hoạt động và tổ chức
sinh hoạt đoàn, hội cho sinh viên.
-
Tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp, với các nhà khoa học để
tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề và các hoạt động khác nhằm tăng
cường kỹ năng mềm cho sinh viên.
6.
Tăng cường hợp tác và liên kết với các cơ sở đào tạo đại học ở
nước ngoài
7.
Tổ chức thực hiện và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
-
Cần đẩy mạnh công tác thanh tra quá trình dạy và học, nội dung,
chương trình đào tạo, quản lý và cấp phát văn bằng đúng qui định.
IV. Tổ chức thực hiện
1.
Đảng ủy và Ban Giám hiệu Nhà trường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc
căn cứ vào tình hình thực tiễn của đơn vị xây dựng Kế hoạch triển khai
và tổ chức thực hiện Chương trình hành động nghiêm túc và có hiệu quả.
2.
Các Chi bộ và các tổ chức đoàn thể (Công doàn, đoàn thanh niên,
hội cựu chiến binh) triển khai phổ biến, quán triệt sâu rộng những nội
dung chương trình hành động tới toàn thể CBVC, HSSV đển nâng cao nhận
thức, ý thức trách nhiệm về việc tiếp thực thực hiện đào tạo theo hệ
thống tín chỉ trong toàn Trường.
3.
Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Trường CĐCN giám sát và định kỳ kiểm tra
việc triển khai và tổ chức thực hiện Chương trình hành động. Định kỳ 6
tháng phải có báo cáo cho BTV Đảng ủy Trường CĐCN.
Trên đây là
Chương trình
hành động
của Đảng uỷ -
Ban Giám hiệu Trường CĐCN
về việc
tiếp tục chỉ đạo, thực hiện tốt việc đào tạo tín chỉ trong Trường,
các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể triển khai quán
triệt và cụ thể hoá cho phù hợp với đơn vị mình để tổ chức thực hiện
nghiêm túc, có hiệu quả. |